Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

CẢM NHẬN BÀI THƠ "ĐẤT LÀNG"

     Đọc tập thơ "Bãi ghềnh Sông Cầu" của tác giả Ngô văn Luyến, ta bắt gặp bài thơ "Đất Làng" ở trang 11,tác giả tặng quê hương Vân Xuyên. Tôi Chu Bá Mọc ngụ cư ở làng Vân Xuyên lâu đời,khi đọc xong bài thơ thấy có nhiều suy ngẫm.Ngay tác giả cũng thốt lên rất bức xúc với mảnh đất quê hương có đất lành chim đậu, có thiên nhiên ưu đãi và có con người cần mẫn ,sống gắn kết bên nhau mà điều kiện canh tác ở thế kỷ 20 này chưa thoát khỏi cái nghèo, vì đồng quê chưa thay đổi cung cách làm ăn mới :
           "Thiên nhiên cũng thấu tình đời- Đất làng có thấu lòng người đi xa".
_ Ông Ngô văn Luyến sinh ra và lớn lên trên quê hương Vân Xuyên,khi trưởng thành đi bộ đội chống Mỹ cứu nước. Khi hoàn thành nhiệm vụ Ông vào học trường đại học quốc gia   rồi công tác và cư trú tại Hà Nội.Tuy xa quyê nhưng tác giả luôn đau đáu nhớ quê gia giết. Bằng 8 câu thơ mở đầu đã thể hiện tâm trạng yêu quê và nhớ quê, tác giả viết: "Đi xa có dịp về quê- Dạo theo nỗi nhớ dọc đê quanh làng."
                                    "Đồng Chòi, Đống Lấm, Vòng Nang- Bến Đò, Soi Quế, quay sang Án Cường..."
                                    "Mỗi gò, mỗi bãi, mỗi đường- Những là nỗi nhớ khó lường khó đong."
                                    Duyên thầm thì lặn vào trong- Tình riêng lắng kỹ trong lòng càng sâu."
_ Thời thơ ấu của tác giả cũng đã từng gắn kết với mảnh đất Vân Xuyên, thấy đất và người luôn cần mẫn đưa thâm canh tăng vụ, đẩy sản lượng nông nghiệp tăng năng xuất giúp cho đời sống sung túc hơn, tạo thành một làng quê đầm ấm trù phú
."Quê mình hạt đất siêng năng- Năm mấy vụ lúa lại tăng vụ mầu".
 "Sớm khuya mưa nắng dãi dầu- Lá lành lá rách, bí bầu có nhau".
     Thế rồi tác giả còn cảm nhận thấy trên đồng quê mình thủa ấy mà người đại diện bảo vệ đồng quê lại là "chàng Tễu rơm" : "Trên cây chim hót rộn ràng- Dưới đồng vắng vẻ mấy chàng Tễu rơm"
_ Nay tác giả về quê lại vẫn bắt gặp cái cảnh xưa trên đồng quê mình. Cái người đại diện cho trí tuệ ngự trị ở làng quê mình bấy lâu nay vẫn đứng đó : "Lớn lên đi khắp đất trời- Nay về thấy Tễu không rời ruộng dưa".
Tác giả còn vạch rõ: "Áo sờn khuy, giải không đơm- Nón mê, cờ rách nên cơm cháo gì".
     Đoạn cuối bài thơ, tác giả muốn gửi gắm lời vàng ý ngọc về quê muốn tháo gỡ nhanh những tư tưởng thủ cựu cũ, hướng làm theo chân lý mới của thế kỷ 21:
"Đời người mấy nỗi già nua- Bấy nay Tễu vẫn như xưa chẳng già".
"Mưa phùn mờ phủ xa xa- Bởi nàng bân chậm, tháng ba lạnh trời".
"Thiên nhiên cũng thấu tình đời- Đất làng có thấu lòng người đi xa".

     KẾT LUẬN:  Bài thơ "Đất Làng" của tác giả Ngô văn Luyến là lời tâm huyết với quê hương, đem cảm nghĩ trong sáng, muốn quê mình mau chóng đổi mới cung cách làm ăn để vươn lên và giữ gìn danh thơm của làng Vân Xuyên mà Ông Cha ta Vun đắp để lại bao đời nay. Nói đến quê xưa  lại nhớ đến lũy tre bao bọc quanh làng, nay dã phá bỏ lũy tre xưa mà đã thay bằng tường rào kiên cố.Tác giả  cho rằng quê mình còn lạc lõng,vẫn còn hình ảnh chú Tễu với nón mê hình nộm,việc này mà đồng lòng thì cũng tháo bỏ Tễu ra khỏi làng.
     Tác giả chuyền cảm bằng 34 câu thơ thể lục bát. Lời thơ mượt mà, câu chữ được tu từ đắt giá, niêm luật,vần điệu chặt chẽ. Câu 6 nêu vấn đề, câu 8 bổ nghĩa và nâng bổng cho ý thơ cất cánh:
"Bãi trám cành lá rì rào- Lời xưa ngân vọng ngọt ngào đó chăng."
                                                           
                                                                        Xin chân thành cảm ơn bạn  đọc !
                                                                              Vân Xuyên ngày 15/12/2016
                                                                                       Chu Bá Mọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét